Header Ads

  • Breaking News

    HUYẾT ÁP 03

     HUYẾT ÁP 03

    HỎI: CHÂN ÂM là gì?
    ĐÁP: Bằng mắt thường, bằng các công cụ kỹ thuật cao, ta đã nhìn thấy rất rõ ràng về cấu trúc tổ chức thành phần của cơ thể đến các tận các tế bào, vi chất, ion, tín hiệu não... Nhưng còn một cấu trúc rất quan trọng mà kỹ thuật vẫn chưa nhìn thấy, đó là hệ thống khí lực vô hình của cơ thể. Tuy là vô hình, nhưng hệ thống khí lực này từng giờ phút giữ gìn sự sống của cơ thể. Nhìn người hoàn hảo mà khí đã suy thì sắp bệnh hoặc sắp chết. Nhìn người bệnh thập tử nhất sinh mà khí lực vô hình còn đầy thì sẽ vượt qua khỏe mạnh lại. Đôi khi người tắt thở, tim đã ngưng đập, nhưng khí lực vô hình còn tụ, thì có thể hô hấp nhân tạo hay kích thích huyệt đạo làm người đó sống lại.
    Hình dáng của cấu trúc khí lực vô hình này nên có hình giọt nước, trên ít dưới đầy. Dưới càng đầy thì người càng khỏe mạnh. Dưới là âm, trên là Dương. Nếu khí lực bị đưa lên trên nhiều thì Chân âm bị mất, lực lên não làm hư não bộ, vì não bộ rất kỵ dùng lực. Não bộ cần thanh tịnh hư vô mới phát sinh trí tuệ. Lực chạy lên làm hư não bộ.
    Chân âm mà kém thì Thận suy. Thận suy nghĩa là các tuyến nội tiết liên quan đến thận và sinh dục cũng suy theo. Nội tiết tố của tuyến thượng thận cực kì quan trọng, có chức năng làm dày mật độ của các tạng phủ như tim, gan, phổi, tụy, cơ bắp...
    Nội tiết tố sinh dục của nam (từ tinh hoàn) và của nữ (từ buồng trứng) cũng góp phần củng cố các tạng phủ tim, gan, phổi, tụy.
    Nếu nội tiết tố tuyến thượng thận và tuyến sinh dục suy yếu thì cơ tim co bóp không nổi, gây bệnh Huyết áp thấp. Gan cũng yếu, tụy cũng yếu, phổi cũng yếu...
    Nội tiết tố của tuyến thượng thận và tuyến sinh dục cũng theo máu lên nuôi các tế bào não làm cho não khỏe hơn.
    Khi Chân âm bị yếu, các nội tiết tố liên quan cũng yếu, gây ra hàng loạt sự suy yếu của tạng phủ, não bộ, và nhất là gây yếu tim. Biểu hiện của yếu tim là Huyết áp thấp. Tim co bóp không đủ mạnh, làm việc mau mệt, ngủ không ngon giấc.
    Ta phải bảo vệ hệ thống nội tiết tố của tuyến thượng thận và tuyến sinh dục kỹ lắm vì đó là gốc rễ của sức khoẻ. Ta phải hiểu về hệ thống khí lực vô hình để có cách sống, sinh hoạt, làm việc, tập luyện sao cho Chân âm luôn được sung mãn.

    HỎI: Có lý thuyết nói rằng bệnh lý của thận gây cao huyết áp?
    ĐÁP: Việc thận yếu không gây ra tăng huyết áp. Thận yếu là do Chân âm đã suy. Mà Chân âm suy thì Vùng Não Có Chức Năng Kềm Chế bị suy yếu khiến cho Não tự động ra lệnh cho tim co bóp mạnh gây cao huyết áp. Cao huyết áp và Thận suy là cùng một nguyên nhân, ngẫu nhiên trùng hợp. Nhưng cũng có trường hợp thận suy, suy luôn tuyến thượng thận, khiến cho nội tiết tố của tuyến thượng thận bị thiếu hụt. Thiếu nội tiết tố của tuyến thượng thận ở trong máu, máu lên não không có nguyên liệu nuôi VÙNG NÃO KỀM CHẾ, thế là Vùng não tự động ra lệnh tim co bóp mạnh gây huyết áp cao ngay lập tức.
    Nội tiết tố của tuyến thượng thận cũng là một nguồn nuôi dưỡng Vùng não kềm chế khiến tinh thần ta trầm tĩnh hơn. Nhiều khi ta bị nóng nảy vô cớ, coi chừng thiếu nội tiết tố của tuyến thượng thận. Ta bị áp huyết tăng, coi chừng cũng là thiếu nội tiết tố của tuyến thượng thận.
    Có lẽ hiểu điều này nên có hãng dược phẩm cho ra sản phẩm nhân tạo ngoại sinh thay thế nội tiết tố của tuyến thượng thận để bổ sung nguồn nguyên liệu này cho cơ thể. Tiếc rằng khi ta tiêm nội tiết tố thay thế vào cơ thể thì một thời gian sau các tuyến nội tiết sinh dục như tinh hoàn hay buồng trứng bị teo. Hầu hết nội tiết tố thay thế tiêm từ bên ngoài vào đều gây tác dụng phụ nguy hiểm sau đó.

    HỎI: Huyết áp tối đa và Huyết áp tối thiểu nghĩa là gì?
    ĐÁP: Khi tim co bóp để đẩy máu đi (và cũng kéo máu khác về) thì tạo ra một áp lực lên các động mạch. Việc co bóp của tim phức tạp lắm, vì còn chia ra tâm thất bên trái, tâm thất bên phải, máu đi vào phổi để trao đổi khí, máu đi vào cơ thể để trao đổi chất. Nhưng nói chung là cứ co bóp thì tạo ra áp lực.
    Khi không co bóp nữa thì không còn áp lực nữa.
    Khi tim co bóp rất kỹ rất sâu thì tạo ra áp lực lâu hơn.
    Khi tim co bóp hời hợt thì tạo ra áp lực ngắn hơn.
    Áp lực lâu hơn nghĩa là khoảng cách từ huyết áp tối đa đến huyết áp tối thiểu rộng, từ 120mmHg xuống đến 80mmHg rồi mới hết co bóp.
    Áp lực ngắn hơn nghĩa là khoảng cách từ huyết áp tối đa đến huyết áp tối thiểu hẹp, từ 110mmHg đến 90mmHg, thì tim không co bóp nữa, ngưng vội.
    Nhìn như thế ta cũng hiểu là nếu huyết áp bị kẹp, nghĩa là tim co bóp hời hợt, ngưng sớm, tức là tim yếu. Tim yếu thường là do cơ tim bị nhão không đủ độ dày. Nguyên nhân là do thiếu nội tiết tố sinh dục. Thận kém, Chân âm suy.
    Nếu huyết áp rộng, tim co bóp kỹ và sâu, tức là tim khỏe, nội tiết tố sinh dục sung mãn.

    HỎI: Con người ai cũng phải có sinh hoạt tình dục để hưởng thụ và để duy trì nòi giống, nếu vì bảo vệ chân âm, bảo vệ nội tiết tố sinh dục mà không cho sinh hoạt tình dục thì sống không bằng chết.
    ĐÁP: Chúng sinh cõi dục này lấy tình dục làm bản năng nên rất ham thích tình dục, bị cản trở là nổi điên lên liền. Tuy nhiên, giữa hưởng thụ và sức khỏe, ta phải có chọn lựa khôn ngoan. Hưởng thụ rồi về sau bệnh khổ hành hạ cũng vậy. Hơn nữa, các thầy tu chân chính có thể không cần tình dục mà. Nếu ai chưa thể từ bỏ tình dục hoàn toàn thì cũng phải rất hạn chế để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tim mạch, bảo vệ não bộ, bảo vệ hạnh phúc.

    HỎI: Điện sinh học là gì, có phải là khí lực vô hình không?
    ĐÁP: Điện sinh học cao cấp hơn cả khí lực vô hình. Điện sinh học sẽ xuất hiện khi vùng não thanh tịnh hư vô, không có vọng tưởng và cũng không có lực chạy lên. Điện sinh học này nuôi dưỡng sự sống của từng tế bào, tỏa ra hào quang chung quanh cơ thể, làm tăng trí tuệ, làm xuất hiện trực giác. Điện sinh học sung mãn cũng làm cơ thể sảng khoái khỏe mạnh.

    HỎI: Khi tập luyện thể lực thì tim đập mạnh hơn và nhanh hơn, điều đó nghĩa là gì?
    ĐÁP: Khi ta hoạt động thể lực với cường độ cao thì não lập tức ra lệnh cho tim bơm máu đi nhanh để cung cấp oxygen và dưỡng chất cho các tế bào. Nhưng lúc đó cơ thể cũng xuất hiện khí lực để bảo vệ tim trở lại, không cho tim bị đuối sức mà ngưng đập kỳ lắm.
    Tuy nhiên, nếu ta tập quá ngưỡng khí lực của mình, tim không đủ khí lực bảo vệ, thì có khi bị sốc tim ngất xỉu. Phải tự đánh giá khí lực vô hình của mình nhiều hay ít bằng cách lắng nghe tim từng chút.

    HỎI: Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến tim?
    ĐÁP: Khi ngủ não tiết ra chất serotonin làm não mơ màng chìm trong giấc ngủ. Chất sérotonine này đi vào máu đến tim cũng góp phần làm khỏe tim. Thiếu ngủ, thiếu sérotonine, tim sẽ suy yếu. Vì thế phải ngủ đủ giấc, cho đến khi tim hấp thu hết sérotonine được cung cấp thì tim mới khỏe.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728