Header Ads

  • Breaking News

    Huyết áp 01

     Huyết áp 01

    Bệnh cao huyết áp là một loại bệnh rất phổ biến khi người ta lớn tuổi dần, được xem là bệnh mạn tính, nhưng đôi khi giết người rất bất ngờ. Những kiến thức liên quan đến bệnh cao huyết áp thì nhiều vô kể, và rất chuyên nghiệp. Ta có thể tìm đọc một cách amateur trên mạng, hoặc mua sách chuyên ngành của y khoa về đọc, hoặc nhờ các bác sĩ giải thích trực tiếp.

    Khái niệm căn bản là HUYẾT ÁP, tức là lực ép lên động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp nơi nuôi cơ thể. Máu mang nhiều chất đi cung cấp cho các cơ quan tạng phủ và từng tế bào, và lấy về những chất thải để có cách xử lý. Một chất quan trọng trong máu là oxygen đem đi, và Carbonic lấy về xử lý. Não mà thiếu oxy vài phút thì hỏng ngay.

    Lực ép của máu lên động mạch từ hoạt động co bóp của tim gọi là huyết áp, nằm trong khoảng 100 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa, và 70 - 80mmHg đối với huyết áp tối thiểu. Hai khái niệm huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu lại cần nhiều giải thích khác nữa. Nếu huyết áp tối đa cao hơn 120mmHg thì ta bắt đầu đi vào bệnh CAO HUYẾT ÁP dần dần.

    Huyết áp thấp có nghĩa là lực co bóp của tim yếu, người bị kém sức khoẻ, làm việc mau mệt, não cũng không được cung cấp đủ máu nên các chức năng của não cũng kém theo. Muốn chữa bệnh huyết áp thấp thì phải làm sao cho cơ tim mạnh lên. Ta sẽ bàn lúc khác.

    Riêng bệnh CAO HUYẾT ÁP thì có nhiều tác động xấu lên cơ thể theo cách khác. Trước hết là áp lực máu lên các mạch máu não tăng, tự nhiên ép các nơron thần kinh hoạt động mạnh không cần thiết. Áp lực máu lên các tạng phủ khác như gan thận... cũng tăng lên và ép các tạng phủ hoạt động mạnh lên lãng nhách. Ta cũng hiểu là khi cơ thể bị tăng hoạt động không cần thiết như thế thì nó bị hao tổn mệt mỏi và sụp đổ bất ngờ.

    Tại sao tim lại co bóp mạnh lên để gây bệnh CAO HUYẾT ÁP như thế?

    Y học cũng đã tìm ra nhiều nguyên nhân của việc tim bỗng dưng đập mạnh lên. Cảm xúc mạnh (nên làm ơn giữ lòng thanh thản), đang làm việc với cường độ cao (nên phải có nghỉ ngơi hợp lý), và một số bệnh lý khác.

    Có hai chỉ số quan trọng của TIM đó là nhịp tim nhanh hay chậm, và lực co bóp của tim mạnh hay yếu. Tim đập nhịp chậm sẽ tốt hơn. Tim co bóp vừa đủ sẽ tốt hơn.
    Chính THẦN KINH TỰ ĐỘNG, hay còn gọi là THẦN KINH THỰC VẬT, chịu trách nhiệm điều khiển nhịp tim và lực co bóp của tim. Nếu có cái gì tác động vào vùng Thần kinh tự động chịu trách nhiệm về tim thì ta sẽ thay đổi hoạt động của tim.
    Ví dụ người bị bệnh bướu cổ cường giáp basedow, tuyến giáp tiết ra nội tiết tố T3 và T4 nhiều hơn bình thường. Nội tiết tố này tác động vào Thần kinh tự động, và thần kinh tự động này ép tim đập nhanh lên, nhanh mãi cho đến khi sốc tim mà chết.

    Có một vùng trong Thần kinh tự động - trực giao cảm - chịu trách nhiệm điều khiển lực co bóp của Tim, nó có khuynh hướng đưa ra lệnh cho Tim cứ đập mạnh lên, càng mạnh càng tốt. Bên cạnh có một vùng đối lập - đối giao cảm- kềm chế kiểm soát nó lại, không cho nó ra lệnh bừa bãi. Nếu vùng này bị hỏng, nghĩa là không có một vùng thần kinh đối giao cảm bên cạnh kềm chế nó lại, nó sẽ thoải mái điều khiển tim co bóp mạnh lên cho nó sớm hoàn thành nhiệm vụ trên cuộc đời tạm bợ đau khổ này. Tim co bóp mạnh mãi thì bất ngờ kiệt sức, giận, không chịu co bóp nữa, rất bất ngờ, thì người đó ngay lập tức trở thành kỷ niệm.

    Vấn đề ở đây là TẠI SAO VÙNG THẦN KINH ĐỐI GIAO CẢM BÊN CẠNH bị suy yếu đi, không kềm chế vùng thần kinh trực giao cảm được nữa, và để cho thần kinh trực giao cảm lộng hành ra lệnh cho tim co bóp mạnh lên?
    Hiểu hệ thống này ta cũng hiểu tại sao để bảo đảm việc xét xử được khách quan, ta phải có cả một hệ thống thẩm phán, cơ quan công tố, cơ quan điều tra, luật sư biện hộ... vậy.

    Nếu khi ta lớn tuổi, vùng Thần kinh đối giao cảm bị suy yếu nên không đủ sức kềm chế Thần kinh trực giao cảm, thế thì ta đặt câu hỏi phản biện, thế tại sao Khi ta lớn tuổi, vùng thần kinh Trực giao cảm không suy yếu đi?
    Câu trả lời là, nếu Thần kinh trực giao cảm mà yếu đi, không chịu ra lệnh cho tim co bóp nữa, thì hậu quả là gia đình ta cũng không vui vẻ gì lắm (hoặc sẽ rất vui vẻ nếu ta là người quậy không ai chịu nổi).

    Thiên nhiên đã sắp xếp như thế, khi lớn tuổi, Thần kinh đối giao cảm suy yếu không kềm chế Thần kinh trực giao cảm nữa, nên Thần kinh trực giao cảm "lộng hành" ra lệnh cho tim "co bóp mạnh lên mày cho tao nghỉ sớm".

    Muốn làm chậm lại sự suy yếu của Thần kinh đối giao cảm để có người kềm chế cái chàng quậy kia thì lại là cả một hệ thống kiến thức phức tạp nữa.
    (còn tiếp)

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728